Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2014

Những điều cần làm trong việc quản lý nhân sự

Hình ảnh
Nếu hỏi một giám đốc điều hành (CEO): “Quản lý nhân sự của công ty làm gì?”, thì đa phần câu trả lời là: “Tôi chỉ biết cần phải có một quản lý nhân sự”. Những điều cần làm trong việc quản lý nhân sự Hầu hết các CEO cũng không có câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để quản lý nhân sự giúp công ty cạnh tranh?”, và họ cũng không có danh sách hoạt động cụ thể cần phải làm của bộ phận phụ trách nhân sự nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh trong công ty. Vì thế, Liz Ryan, người có kinh nghiệm làm việc cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 (Mỹ), chia sẻ những việc mà các nhà quản lý nhân sự cần phải làm ngay: 1. Phối hợp với các nhà quản lý để xây dựng và truyền đạt một tầm nhìn cho công ty. 2. Quảng bá công ty gắn với hình ảnh trọng dụng nhân tài, quảng bá bằng mọi phương tiện, kể cả truyền miệng. Một lãnh đạo nhân sự nên hiểu rõ văn hóa của công ty và có những câu chuyện không chỉ sử dụng cho mục đích tuyển dụng, mà còn để tạo động lực cho tất cả các hoạt động với

9 điều "Sếp" giỏi nên làm cho nhân viên

Hình ảnh
Sếp giỏi có nhiều việc quan trọng khác để quan tâm như hoạt động của công ty, nhu cầu khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà phân phối, nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ với nhân viên. Sếp giỏi có kỹ năng tổ chức tốt. Sếp giỏi có kỹ năng ra quyết định nhanh chóng. Sếp giỏi có nhiều việc quan trọng khác để quan tâm như hoạt động của công ty, nhu cầu khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà phân phối, nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ với nhân viên. Một tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu luôn gặp phải các vấn đề nội bộ. Một lãnh đạo giỏi sẽ đem đến cho nhân viên: 1. Sự tự chủ Một tổ chức tốt được xây dựng dựa trên việc tối ưu hóa các quy trình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ khâu lớn nhỏ nào cũng cần quản lý vi mô. Cam kết và sự hài lòng của nhân viên dựa trên quy trình tự động hóa và sự tự chủ. Họ sẽ quan tâm hơn nếu công việc là của chính họ, là trách nhiệm mà họ phải gánh vác, là mục tiêu mà họ cần đạt đến, cho chính bản thân mình.

Quy trình xây dựng KPIs cho một bộ phận, chức danh công việc

Hình ảnh
BSC & KPI từ lâu đã mang lại nhiều lợi ích cho Doanh Nghiệp nếu biết vận dụng đúng cách và thực thi các nguyên tắc rõ ràng trong xây dựng, đánh giá các tiêu chí KPI tại Doanh Nghiệp. Sau đây là 6 bước xây dựng KPI cho một bộ phận, chức danh công việc: Lợi ích từ BSC & KPI mang lại cho doanh nghiệp Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPIs Các bộ phận/phòng/ban tự xây dựng KPIs: có thể do các bộ phận/phòng/ban chức năng trực tiếp xây dựng hệ thống KPIs cho các vị trí chức danh trong bộ phận/phòng/ban đó dựa trên sự hướng dẫn, trợ giúp về mặt phương pháp của những người có chuyên môn (bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực, các nhà chuyên môn). - Người xây dựng KPIs thường là Trưởng bộ phận/phòng/ban – người hiểu rõ và tổng quan nhất về các nhiệm vụ, yêu cầu của các vị trí chức danh trong bộ phận. Trong trường hợp bộ phận/phòng/ban quá lớn thì việc xây dựng KPIs nên được đảm nhận bởi những quản lý cấp thấp hơn. - Ưu điểm của phương pháp này: các chỉ số KPIs do

Đàm Phán Thương Lượng - 4 quy tắc để hòa hợp với đối tác lớn hơn

Hình ảnh
Trong kinh doanh, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ, các công ty luôn cần xây dựng các mối quan hệ đối tác bền vững nhằm có được một nguồn cung ứng nguyên liệu tốt cho sản phẩm/dịch vụ của mình hoặc mở rộng các kênh bán hàng. Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải hết sức nỗ lực và sự tỉnh táo khi quản lý những mối quan hệ, đặc biệt là với những đối tác là các công ty lớn trên thị trường.  Là CEO của Mobi TV, Charlie Nooney có cơ hội hợp tác với tư cách đơn vị cung ứng giải pháp hậu cần công nghệ cho các đối tác lớn như AT&T, Sprint, Deutsche Telekom, Verizon và T-Mobile. Theo Charlie Nooney, đối với những đối tác có thương hiệu càng lớn thì chúng ta càng phải làm nhiều việc để chứng minh giá trị của sự hợp tác đó. Charlie Nooney cho biết có 4 quy tắc mà CEO các công ty vừa và nhỏ cần chú ý như sau: 1. Chứng minh giá trị của bạn Để bước vào cuộc chơi của những doanh nghiệp lớn về mặt công nghệ, bạn cần phải chứng minh cho đối tác thấy bằng cách nào sản phẩm hoặc dịch vụ củ

Quản Lý Nhân Sự Là Gì?

Hình ảnh
Bạn có biết nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thac tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện đẻ con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Nhiều vị trí dành cho bạn trong lĩnh vực này Trong một tổ chức, công ty nhỏ thì trưởng bộ phận quản lý nhân sự có thể phải giải quyết tất cả mọi khía cạnh về công việc nhân sự. Nó đòi hỏi người phụ trách công việc này phải có một vốn kiến thức khá rộng. Trách nhiệm của trưởng phòng

Bán Hàng Chuyên Nghiệp - 9 Bí mật kinh ngạc của khách hàng

Hình ảnh
Mối quan hệ khách hàng/người bán hàng luôn là câu chuyện cũ và có hàng triệu cuốn sách, hàng ngàn khóa học nói về điều đó. Thậm chí những bí mật về khách hàng được hầu hết những người bán hàng chia sẻ cho nhau. Nhưng đây là 9 điều quan trọng nhất. 1. Khách hàng thật sự thích nói chuyện với nhân viên bán hàng Hầu hết mọi người đều có nhiều điều tương tự để nói và chọn lựa, đôi khi khách hàng muốn có những cuộc đối thoại với những người mang đến những cái nhìn mới hay giải pháp cho những thách thức mà họ phải đối mặt. 2. Khách hàng sẽ thận trọng nếu bạn tỏ ra thân thiện quá sớm Điều đó có nghĩa nếu câu đầu tiên khách hàng nghe từ bạn là “Chào! Hôm nay như thế nào?” hay cuộc gặp đầu tiên mà bạn hành động như thể là những người bạn thân, ngay lập tức khách sẽ cho rằng bạn là người nịnh hót và ba phải. 3. Khách hàng không muốn là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn Khách hàng sẽ tròn mắt khi bạn chỉ cho họ một tờ giấy trắng, các báo cáo, các đánh giá của người dùng… t

10 bí quyết để trở thành một sales chuyên nghiệp

Hình ảnh
Những nhà kinh doanh giành chiến thắng thường hiểu biết rất rõ về các đối thủ của mình. Thường thường đàn ông hay phụ nữ đều có thể trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, đó là người có bí quyết thuyết phục khách hàng và có thể tham gia chuyến đi chơi golf với khách hàng trong suốt cả tuần hay một số cách chuyên nghiệp khách nhằm mục đích thuyết phục khách hàng. Họ thường khát khao được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng và vươn tới mức chuẩn để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Một nhà bán hàng chuyên nghiệp đầu tiên phải hiểu biết và có kiến thức bao quát về triết lý của một công việc khó khăn. Những nhân viên kinh doanh thành công là người có thu nhập cao, giành chiến thắng một cách huyền thoại, và nhận các phần thưởng được công ty ban tặng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc. Một cá nhân mới bước vào nghề bán hàng phải tạo cho mình mối quan hệ gắn bó với khách hàng bằng cách coi mình như một khách hàng. Một người bán hàng chuyên nghiệ

ĐÀM PHÁN THƯƠNG LƯỢNG - Những lỗi thông thường trong đàm phán

Hình ảnh
Một số lỗi thông thường trong đàm phán mà chúng ta cần tránh để đảm bảo cuộc đàm phán thành công và đạt được mục đích của mình và những điểm cơ bản để tránh những lỗi thường gặp đó: 1. Bước vào đàm phán với đầu óc thiếu minh mẫn 2. Không biết đối tác ai là người có quyền quyết định 3. Không biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng nó như thế nào 4. Bước vào đàm phán với mục đích chung chung 5. Không đề xuất những quan điểm và lý lẽ có giá trị 6. Không kiểm sóat các yếu tố tưởng như không quan trọng như thời gian và trật tự của các vấn đề 7. Không để cho bên kia đưa ra đề nghị trước 8. Bỏ qua thời gian và địa điểm như là 1 vũ khí trong đàm phán 9. Từ bỏ khi cuộc đàm phán dường như đi đến chỗ bế tắc 10. Không biết kết thúc đúng lúc Những điểm cơ bản để tránh lỗi thông thường 1. Không ngắt lời bên kia. Nói ít và tích cực nghe 2. Đặt các câu hỏi mở có mục đích để tạo sự hiểu biết 3. Sử dụng chú giải, những bình luận hài hước và