Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ KHÔNG PHẢI CHUYỆN ĐÙA

Hình ảnh
Sự thiếu chuyên nghiệp của Nhà Tuyển Dụng đôi khi lại mang về những kết quả ảnh hưởng tồi tệ hơn là những gì họ nghĩ. Nhẹ thì có thể mất đi những ứng cử viên sáng giá mà họ đang mong đợi, nặng hơn là để mất đi cách nhìn tốt đẹp về thương hiệu do chính họ tạo nên. Trên tờ báo Tuổi Trẻ ngày 28/04/2014 có đăng một câu truyện cho thật về một cô gái trẻ đang tìm thêm công việc viết lách nhưng thẳng thừng từ chối yêu cầu phỏng vấn của một công ty truyền thông vì cảm thấy không được tôn trọng đúng mực. "Tôi xin phép chia sẻ câu chuyện về “văn hóa email” mà bản thân tôi là người trong cuộc. Câu chuyện xoay quanh những câu chữ, sự tôn trọng tối thiểu, thái độ xử lý thông tin và qua đó nhận ra một số nhà tuyển dụng xem người khác như kiểu “ba đồng một mớ nhân viên”. Tôi đang là một phóng viên. Công việc hàng ngày của tôi là phỏng vấn, thu thập tài liệu, chạy deadline, viết bài chỉn chu nộp biên tập viên. Tính đến nay cũng đã hơn 4

Quy Trình Phỏng Vấn Tuyển Dụng – Lựa chọn nhân tài.

Hình ảnh
Phỏng vấn là một trong những phương pháp tuyển chọn ứng viên của nhà tuyển dụng. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty trong công tác tuyển chọn nhân tài cho doanh nghiệp. Phỏng vấn tuyển dụng không chỉ nhằm tìm hiểu thêm trình độ, kĩ năng của ứng viên mà còn là sự quan sát, tìm hiểu kĩ năng giao tiếp, tính cách của ứng viên đó. Do vậy việc nắm bắt rõ trình tự một cuộc phảng vấn tuyển dụng ứng viên là điều rất quan trọng đối với ứng viên. Nhìn chung một cuộc phỏng vấn tuyển dụng ứng viên gồm các bước sau: Bước 1: Giới thiệu những người phỏng vấn và trình tự làm việc của buổi phỏng vấn. Đối với những người được phỏng vấn thì việc chú ý những thông tin này là rất quan trọng. Nó bước đầu tạo cho bạn sự chủ động trong cuộc phảng vấn. Và có thể bạn sẽ có những nhận định chủ quan ban đầu về tính cách của những người phỏng vấn và cảm nhận được bầu không khí của buổi phỏng vấn. Bước 2: Người phỏng vấn giới thiệu về doanh nghiệp và giải thí

Khi quản lý cấp trung chuyên nghiệp – nhân viên cũng chuyên nghiệp

Hình ảnh
Tài sản lớn nhất của công ty chính là nguồn nhân lực. Để đạt được điều đó, bạn cần phải biết nhân viên bạn thực sự quan tâm đến điều gì. Đối với những nhà quản lý cấp trung – những người thay mặt lãnh đạo cấp cao quản lý các bộ phận nhân viên thấp hơn lại rất cần sự chuyên nghiệp trong quản lý. Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, Có một câu hỏi cấp bách đối với hầu hết các công ty “ Làm thế nào chúng ta có thể đạt được lợi thế cạnh tranh một cách tối đa và bền vững để giữ chân khách hàng. Việc giữ chân khách hàng hiện tại ít tốn kém hơn năm lần so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Đây là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh dành cho bất kì ai. Các yếu tố cạnh tranh truyền thống như : thiết kế sản phẩm, công nghệ và các kênh phân phối khó khăn hơn để tồn tại khi internet kết nối  với tốc độ cao trên toàn cầu. Trong thực tế, “4 P trong Marketing”: Product ( sản phẩm), Price ( giá cả), Place (kênh phân phối), Promotion ( chiêu thị) đang ít nhiều tác động đến công ty đối thủ c

Làm sao để quản lý nhân viên hiệu quả

Hình ảnh
Quản lý nhân viên hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu của “SẾP” và mang tới nhiều lợi ích cho cả 2 bên. “SẾP” thành công trong vai trò của mình và nhân viên làm việc năng suất, nhiệt tình hơn. Dưới đây là 6 yếu tố tạo nên bí quyết đó: 1. Hệ thống cấp bậc và cấu trúc công ty Người quản lý nên sáng tạo một diễn đàn cho những thảo luận trong công ty và giải quyết các vấn đề của nhân viên. Sự phân cấp giữa nhân viên và quản lý rất quan trọng: nó xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện công việc và ai là người đảm bảo nhiệm vụ lớn được hoàn thành. “SẾP” phải xem xét kĩ lưỡng công việc của nhân viên và chỉ ra thành công, khó khăn, trong khi đó nhân viên cần dựa vào “SẾP” để hoàn thành công việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc hợp lý, phân chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả. Qu ả n lý nhân viên hi ệ u qu ả là nhi ệ m v ụ hàng đ ầ u c ủ a “S Ế P” Hệ thống cấp bậc và cấu trúc được phản ánh theo cách sắp đặt vật dụng trong v

Những quyết định kịp thời trong Quản Trị Sản Xuất

Hình ảnh
Các nhà quản trị thường phân các quyết định sản xuất thành 3 loại chính: Các quyết định về chiến lược, quyết định về hoạt động và quyết định về quản lý. Mỗi quyết định đều có những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến vai trò quản trị trong sản xuất. 1)     Các quyết định về chiến lược: Quyết định về sản phẩm, qui trình sản xuất, phương tiện sản xuất. Đây là quyết định có tầm quan trọng chiến lược có ý nghĩa lâu dài cho tổ chức. Những quyết định này đòi hỏi tất cả nhân viên trong các khâu từ sản xuất, nhân sự, kỹ thuật, Marketing và tài chính đều phải làm việc cùng nhau để nghiên cứu các cơ hội kinh doanh một cách cẩn thận, nhằm đưa ra một quyết định đặt các tổ chức vào vị trí tốt nhất để đạt được mục tiêu dài hạn: Quyết định xem có nên thực hiện dự án phát triển sản phẩm mới hay không? Quyết định về việc thiết lập qui trình sản xuất cho sản phẩm mới.   Quyết định cách thức phân phối nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, các tiện ích, khả năng sản xuất và nhân sự giữa các cơ hội kinh

Những chú ý về giải pháp tiền Lương cho doanh nghiệp

Hình ảnh
Trả lương cho nhân viên luôn là vấn đề khiến các nhà quản lý phải quan tâm. Làm sao để chi trả một mức lương phù hợp với năng lực và mang đến sự hài lòng cho nhân viên? Mức lương chi trả đã hợp lý chưa? Nên lựa chọn hình thức trả lương nào xứng đáng với nhân viên của mình? Có thể nói, một phương thức trả lương tối ưu là phương thức được hầu hết nhân viên tán thưởng, phù hợp hoàn cảnh của công ty. Tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh riêng biệt mà mỗi công ty sẽ có những hình thức trả lương khác nhau. Sau đây là một số cách trả lương phổ biến được các công ty, tập đoàn trên thế giới áp dụng: 1. Trả lương theo giờ: Đây là phương thức trả lương đơn giản nhất, trả theo tỉ lệ tiền công lao động trên một giờ. Tiền công không đồng đều cho mọi nhân viên, nó tương ứng với trình độ mỗi nhân viên qua nấc thang điểm. Phương pháp này thích hợp cho các công ty chưa đo lường sản xuất cụ thể. Ngày nay, các hãng sản xuất máy tính hay camera như Sony, Kodak, hay Microsoft luôn áp dụng phư

KPIs và đánh giá hiệu làm làm việc của nhân viên không khó

Hình ảnh
Muốn đánh giá thực hiện công việc của nhân viên hiệu quả cần phải thực hiện dựa trên các mục tiêu công việc, kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp qua hệ thống KPIs. KPIs là hệ thống các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất nhân viên thông qua các số liệu, tỷ lệ phần trăm, chỉ tiêu định lượn. Chỉ số KPI sẽ cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả như thế nào, tỉ lệ tăng trưởng của từng bộ phận, nhân viên thậm chí là toàn thể doanh nghiệp. Đánh giá nhân viên cần một hệ thống quy chuẩn rõ ràng từng mục tiêu cụ thể Đánh giá KPIs trong thực hiện công việc nhằm mục đích gì? Đánh giá thực hiện công việc theo KPI được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau tùy vào cơ cấu doanh nghiệp: - Thông qua bản đánh giá thực hiện công việc, từng nhân viên sẽ hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra. - Tạo động lực làm việc cho nhân viên với kết quả đánh giá thực hiện công việc hiệu quả. - Quy trình đánh giá thực hiện