KPI mang lại những lợi ích gì?

Trong những năm gần đây, các công cụ đánh giá nhân sự chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhân sự. Ứng dụng BSC & KPI trong quản lý giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá năng lực nhân viên và xác định các kỹ năng thiếu sót của họ, từ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được chương trình đào tạo và phát triển nhân viên phù hợp.

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.

1. Vậy mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc theo KPIs là gì:
Năm 2014, theo dự báo, doanh nghiệp vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với các thách thức về việc tuyển dụng đúng nhân sự phù hợp và giữ chân người tài, song song là yêu cầu cắt giảm chi phí, nội địa hóa nhân lực lao động và tận dụng cơ hội tái cơ cấu nhân sự, quản lý hiệu suất doanh nghiệp. Vì vậy, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần đặt vai trò của việc tuyển dụng và đánh giá nhân sự vào vị trí chiến lược trong hoạt động của doanh nghiệp.

Có rất nhiều phương pháp để đánh giá thực hiện công việc, tuy nhiên KPI đang là một phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm sử dụng. KPIs là một công cụ hiện đại giúp cho các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực và từng cá nhân, thông qua đó giúp cho việc đánh giá trở nên công bằng và minh bạch hơn, đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể.


KPI là phương pháp đánh giá phổ biến được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm ứng dụng

Tại Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM chương trình Xây dựng, triển khai KPIs từ mục tiêu công ty theo “định dạng BSC” được giảng dạy tại đây sẽ giải tỏa toàn bộ những vấn đề nêu trên từ Doanh nghiệp cũng như những người làm Nhân sự. Không những vậy, các Học viên có cơ hội hiểu sâu hơn về các Hệ thống đang có và cách vận dụng một cách linh hoạt các điểm mạnh để cho ra cùng lúc KPIs cấp Công ty, KPIs cấp Phòng/ban và KPIs cấp cá nhân và sự kết nối của các KPIs này với những chia sẽ thực tiễn hết sức sinh động, giàu tính ứng dụng của Giảng viên, Chuyên gia giàu kinh nghiệm.

2. Lợi ích của việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc theo KPIs:

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là công việc nhạy cảm vì kết luận này ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền lợi thiết thân của họ, từ việc tăng lương, xét thưởng, kỷ luật, sa thải cho đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Khi đánh giá đúng về một nhân viên thì việc quy hoạch nhân sự sẽ chính xác hơn, nhờ đó họ có thể phát huy năng lực của mình một cách cao nhất. Người được đánh giá đúng năng lực sẽ hài lòng vì được công nhận. Họ sẽ làm việc hăng say hơn, góp phần làm giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải thiết lập được những tiêu chí này một cách rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của mình và có một công cụ tốt để quản lý việc đánh giá đó.

·         Sau khi đào tạo chương trình Xây dựng, triển khai KPIs từ mục tiêu công ty theo “định dạng BSC” tại SAM, công ty có thể tự xây dựng được hệ thống đánh giá thành tích, không phải thuê ngoài, việc này sẽ tiết kiệm 90% chi phí cho công ty so với thuê tư vấn.

  1. ·         Doanh nghiệp sẽ nhìn nhận được mình đang thiếu quy trình gì? Dư quy trình gì để có điều chỉnh, điều đó nâng cao tính kiểm soát và sử dụng chi phí một cách hiệu quả (có thể điều chỉnh giảm 5% chi phí hàng năm cho doanh nghiệp).

  2. ·         Doanh nghiệp sẽ có cơ hội điều chỉnh định biên nhân sự, điều này rất có lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng (nếu có).

  3. ·         Các phòng ban sẽ làm việc hiệu quả hơn (tăng năng suất ít nhất 30%) và có sự kết nối rất chặt chẽ giữa các phòng ban mà trước nay có thể chưa có.

  4. ·         Doanh nghiệp có cơ hội nhìn nhận và điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh, vì qua hệ thống này sẽ thể hiện rõ ràng các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.


Dựa trên kết quả công việc của nhân viên và những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mà người quản lý cấp trên của họ nhận thấy được, người nhân viên có thể sẽ được đào tạo thêm hoặc được giới thiệu tham gia vào các chương trình mà nhờ đó cơ hội phát triển của họ sẽ tốt hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo dựng con đường sự nghiệp cho một số nhân viên nhất định ở một số vị trí chủ chốt.

Nhìn chung, việc đánh giá hiệu suất làm việc thường được tiến hành theo chu kỳ hàng năm hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết. Cuộc kiểm tra toàn bộ hàng năm này sẽ tạo cơ hội cho các nhà quản lý và công ty phát hiện ra các vấn đề về hiệu suất làm việc trước khi chúng trở thành thói quen. Cuộc kiểm tra này cũng giúp nhân viên và nhà quản lý tập trung vào mục tiêu và kết quả thực hiện liên quan đến chế độ lương bổng, khen thưởng hoặc thăng tiến.

Trong thực tế, việc đánh giá hiệu suất làm việc đôi khi bất tiện và rõ ràng là tốn thời gian. Nhưng khi được tiếp cận bằng những suy nghĩ đúng đắn và ứng dụng BSC và KPIs hiệu quả, việc đánh giá này sẽ xứng đáng thậm chí còn cao hơn với những giá trị đầu tư ban đầu mang lại.



Mai Oanh 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổ trưởng sản xuất- đội ngũ cần nâng cao kỹ năng quản lý

Giữ chân nhân viên giỏi

Bí Quyết Quản Trị Nhân Sự Thành Công