Điểm qua vài nét về thị trường nhân lực 2014

Theo báo cáo nhân lực trực tuyến quý I/2014 của VietnamWorks, thị trường tuyển dụng tiếp tục sôi động. Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng nhanh hơn nguồn cung lao động, nhưng lại phân bố không đều giữa các cấp bậc công việc.

So với cùng kỳ năm 2013, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong quý I/2014 tăng trưởng 11%, trong khi nguồn cung lao động cũng tăng nhưng ở mức chậm hơn là 8%. Tuy nhiên, dịch chuyển trong thị trường nhân lực về các nhóm cấp bậc vẫn chưa cân bằng.

Dch chuyn trong th trường nhân lc v các nhóm cp bc vn chưa cân bng.

Ví dụ, nhu cầu tuyển dụng của các nhóm cấp bậc thấp như "mới ra trường - khởi đầu - thực tập" và "có kinh nghiệm (không phải quản lý)" chỉ chiếm 66% nhu cầu của toàn bộ thị trường, nhưng nguồn cung lao động cho 2 nhóm cấp bậc này lại chiếm tới 75% tổng nguồn cung của thị trường.

Nhận định về tình hình này, ông Jonah Levey, Chủ tịch HĐQT VietnamWorks, cho biết: "Nhân lực thiếu kinh nghiệm đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh để giành lấy một lượng công việc có hạn, trong khi nhà tuyển dụng đau đầu vì thiếu hụt nhân lực cấp cao".

Tình trạng thừa và thiếu này vẫn không thay đổi so với năm 2013, cho thấy thị trường nhân lực Việt Nam vẫn đang tăng trưởng đều đặn về số lượng nhưng chưa thực sự cải thiện về chất lượng.

Ở các cấp bậc thấp, ứng viên tìm việc phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều ứng viên khác. Đơn cử, trong quý I/2014, các ứng viên nộp đơn vào các vị trí "khởi đầu (entry level)", là cấp bậc thấp nhất trong các doanh nghiệp, sẽ phải cạnh tranh với 101 ứng viên khác trong quá trình ứng tuyển, theo số liệu báo cáo của VietnamWorks.

Tỷ lệ cạnh tranh này cao gấp 3 - 5 lần so với tỷ lệ chọi khi thi đầu vào tại các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam, chứng tỏ sự khắc nghiệt của thị trường lao động ở khu vực các vị trí cấp bậc thấp.
Cũng theo báo cáo này, 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất quý I/2014 lần lượt là: công nghệ thông tin - phần mềm, hành chính - thư ký, kế toán, sản xuất - quy trình, dịch vụ khách hàng, marketing, bán hàng, quảng cáo - khuyến mãi - quan hệ công chúng, xây dựng - công trình và xuất - nhập khẩu.

Ngoại trừ ngành xuất - nhập khẩu có nhu cầu tuyển dụng tăng đột biến 45% so với cùng kỳ năm 2013, các ngành còn lại đều nằm trong danh sách top 10 ngành tuyển dụng nhiều nhất toàn năm 2013. Các ngành tăng nhu cầu tuyển dụng nhanh nhất trong quý I/2014 so với quý I/2013 là: sản xuất - quy trình, marketing, bán hàng, xuất - nhập khẩu và giáo dục - đào tạo.


Ở các cấp bậc thấp, ứng viên tìm việc phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều ứng viên khác

Về phía nguồn cung nhân lực, các ngành kế toán, sản xuất - quy trình, công nghệ thông tin - phần mềm, xuất - nhập khẩu và kiến trúc - thiết kế nội thất tăng trưởng nhanh nhất. Đáng chú ý là ngành kế toán: tăng về nhu cầu tuyển dụng nhưng lại giảm về nguồn cung nhân lực.

Trong khi đó, ngành xuất - nhập khẩu và giáo dục - đào tạo có nhu cầu tuyển dụng tăng vượt bậc nhưng nguồn cung nhân lực cho 2 ngành này lại không theo kịp. Trong đó, 5 địa phương có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong quý I/2014 vẫn là những cái tên quen thuộc: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng.

Trong 10 địa phương có nhiều ứng viên ứng tuyển nhất, TP.HCM, Đà Nẵng và Biên Hòa là 3 địa phương có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất: 1 ứng viên phải cạnh tranh với hơn 60 ứng viên khác cho một công việc.

Qua một vài điểm tiêu biểu về thị trường nhân lực nói trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc duy trì và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần lượng hóa được hiệu quả làm việc của các bộ phận nhân viên đến phòng bàn từ đó xây dựng nên một cơ chế hệ thống đánh giá đúng năng lực làm việc của mỗi cá nhân trong công ty. Từ đó có thể điều tiết mức lương, thưởng một cách hợp lý cũng như tránh việc làm tốn thời gian và tiền bạc quá nhiều do nguồn nhân sự mới không đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại. Để thực hiện được điều này, bạn có thể tham gia một số khóa đào tạo về cơ chế xây dựng hệ thống lương, triển khai KPIs đánh giá mục tiêu công việc… được tổ chức thường xuyên tại Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản  Lý SAM số 285, Phan Xích Long, Phường 7, quận Phú Nhuận , TP.HCM hay số điện thoại:  (08)3517 8848.
Kiều Lam

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
TRƯỜNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG QUẢN LÝ SAM
Địa chỉ:        285 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận., TP.HCM
Điện thoại:  (08)3517. 8848 - 3517. 8849
Email:          info@sam.edu.vn
Website:      http://sam.edu.vn/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổ trưởng sản xuất- đội ngũ cần nâng cao kỹ năng quản lý

Giữ chân nhân viên giỏi

Bí Quyết Quản Trị Nhân Sự Thành Công